Trẻ bị sốt nổi nốt đỏ như muỗi đốt là bị bệnh gì? Làn da của bé còn rất mỏng manh, rất dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn đang lo lắng da trẻ bị sốt nổi đỏ như muỗi đốt là bệnh gì? Và nó có nguy hiểm không? Thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn.
Trẻ bị sốt nổi nốt đỏ như muỗi đốt là nguyên nhân từ đâu?
Trẻ bị sốt nổi nốt đỏ như muỗi đốt là nguyên nhân từ đâu? Phát ban đỏ giống như muỗi đốt là một tình trạng khá phổ biến và thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Khi gặp phải tình trạng này, da của trẻ sẽ nổi mẩn đỏ, sần sùi và sờ vào thấy cứng, cộm lên. Có thể ngứa ngáy, khó chịu vì trầy xước da do gãi. Hầu hết nguyên nhân của hiện tượng này đều xuất phát từ các bệnh da liễu hoặc các nguyên nhân khác.
Bị bệnh da liễu
Phát ban giống như muỗi đốt ở trẻ em là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh chàm. Bệnh chàm là dấu hiệu được đặc trưng bởi tình trạng viêm các lớp bề mặt của da, cấp tính hoặc mãn tính, tiến triển và thường xuyên tái phát. Nguyên nhân của bệnh rất phức tạp, do các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.
Bị dị ứng
Làn da của trẻ em còn non yếu và rất nhạy cảm, đó là lý do khiến trẻ hay bị dị ứng thời tiết, dù trời quá nóng hay quá lạnh. Trong trường hợp bị dị ứng, da của trẻ sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ giống như bị muỗi đốt. Tình trạng này có thể xuất hiện trên bàn tay, bàn chân hoặc thậm chí toàn bộ cơ thể.
Trẻ bị sốt nổi nốt đỏ như muỗi đốt có nguy hiểm hay không?
Trẻ bị sốt nổi nốt đỏ như muỗi đốt có nguy hiểm hay không? Tùy theo nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm có thể khác nhau. Vì vậy, việc theo dõi và xác định các yếu tố khiến trẻ bị mẩn ngứa như muỗi đốt là vô cùng quan trọng. Trường hợp trẻ bị chàm sữa, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.
Bệnh chàm được coi là bệnh da liễu rất được quan tâm, đặc biệt với những tổn thương trên diện rộng kèm theo bội nhiễm vi khuẩn ở trẻ em. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, để bệnh tiến triển nặng sẽ có tỷ lệ tử vong từ 1-9%. Theo nghiên cứu do các chuyên gia thực hiện, khoảng 30-50% trường hợp chàm do atopic có thể phát triển thành hen suyễn và sốt cỏ khô.
Ngoài ra, bệnh chàm còn dẫn đến một số biến chứng khác như: nhiễm trùng da, nhiễm nấm, viêm da, các bệnh về mắt như viêm kết mạc, đục thủy tinh thể và giảm thị lực. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ không thực sự nguy hiểm nếu chúng ta phát hiện và sử dụng thuốc kịp thời. Nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do các nguyên nhân khác như dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa… thì hầu hết các trường hợp này đều ở mức độ nhẹ và có thể thuyên giảm khi được chăm sóc kĩ.
Trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng thì nên làm gì?
Trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng thì nên làm gì? Khi hạ sốt cho trẻ không cần dùng thuốc hạ sốt. Các mẹ chỉ cần cởi quần áo, cho trẻ mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát. Các mẹ cũng nên tháo bao tay và bao chân cho bé, để tránh làm nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân của bé.
Mẹ cho trẻ uống thêm nước lọc. Nếu trẻ còn bú mẹ, hãy cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Nếu trẻ đủ lớn, hãy cho trẻ uống nước hoa quả. Theo dõi nhiệt độ của bé hàng giờ. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Lau người cho trẻ, nhất là vùng bẹn, nách và trán. Mẹ lưu ý không chườm nước lạnh, nước đá cho bé. Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà vẫn không giúp trẻ hạ sốt, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân.
Chăm sóc cho trẻ bị sốt nổi nốt đỏ như muỗi đốt
Những mẹo này chỉ có thể áp dụng cho những trường hợp trẻ bị sốt nổi nốt đỏ như muỗi đốt do các nguyên nhân dị ứng nhẹ thông thường.
- Chườm lạnh: Đây là phương pháp tương đối đơn giản, dễ thực hiện, giảm nhanh các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy. Nếu vùng da bị tổn thương không lớn có thể dùng khăn mát để chườm còn nếu toàn thân thì có thể tắm cho trẻ bằng nước lạnh để làm dịu cơn khó chịu của trẻ.
- Đắp tinh dầu bạc hà hoặc tắm bằng lá bạc hà tươi: Vì trong bạc hà có chứa hoạt chất menthol có tác dụng làm mát da, giảm đau, giảm ngứa, rát.
- Tắm cho trẻ bằng lá chè xanh: Lá chè có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa rất tốt cho trẻ.
Hoặc có thể dùng thuốc, đối với những trường hợp trẻ bị nốt mẩn đỏ như muỗi đốt kéo dài và lan rộng do dị ứng thì có thể dùng các loại thuốc uống hoặc bôi để cải thiện tình trạng khó chịu này như: Thuốc kháng histamin H1.
Khi trẻ bị chàm sữa, việc dùng thuốc cần cân nhắc kỹ lưỡng. Cần thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, các loại thuốc bôi có nguồn gốc từ thảo dược sẽ được ưu tiên hơn trong trường hợp này.
Store Thái Lan luôn đồng hành cùng bạn
Mua hàng chính hãng tại storethailan.com
Fanpage: Storethailan
Sđt: 0903092321